Blog sức khỏe

Cùng nhau bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Nguyên nhân của bệnh hôi miệng

Ai chắc hẳn cũng bị hôi miệng một vài lần, chẳng hạn như vào buổi sáng khi bạn thức dậy. Nó gây cho bản thân và những người xung quanh nhiều phiền toái. Trong bài viết này bạn sẽ tìm thấy những nguyên nhân của bệnh hôi miệng

Cách phát hiện bệnh
Những người có hơi thở hôi thường cảm thấy xấu hổ và ngại giao tiếp. Bạn không thể ngửi thấy hơi thở hôi của riêng bạn, khi bạn trở nên quen với mùi hôi trong miệng của riêng bạn. Vì vậy, nếu bạn thổi vào bàn tay của bạn, bạn không thể phát hiện chất lượng thực của hơi thở của riêng bạn. Bạn không thể nhờ người khác ngửi miệng của mình được.

Dưới đây là một thử nghiệm đơn giản để kiểm tra xem nó. Liếm cổ tay của bạn. Hãy để cho khô nước bọt trong 10 giây và ngửi thấy nó. Nếu nó có mùi xấu, bạn có thể chắc chắn miệng bị hôi. Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu bạn thân nhất của bạn trong người mà bạn tin tưởng tuyệt đối để ngửi hơi thở của bạn. Tôi thì thấy nó hơi mạo hiểm.

Nguyên nhân của hôi miêng
Chúng tôi sẽ cho bạn biết sau này về làm thế nào để chữa bệnh hôi miệng. Trước tiên, bạn nên biết những nguyên nhân gây hôi miệng là gì.

Trong hầu hết các trường hợp hôi miệng là do vệ sinh răng miệng kém. Những mẩu thức ăn mà bị bắt giữa các răng hoặc mắc kẹt vào sâu lưỡi của bạn với thời gian và tạo mùi hôi.

Mặt khác, tiêu thụ các loại thực phẩm có mùi mạnh như tỏi, hành tây, cà phê và một số loại thuốc lá… là một nguyên nhân chính của hôi miệng.

Việc xây dựng của các mảnh vụn và mảnh thối rữa thực phẩm trên bề mặt amidan (gọi là sỏi amidan) cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.

Tuy nhiên, vi khuẩn là 90% nguyên nhân gây hôi miệng. Vi khuẩn phân hủy thức ăn trong miệng của bạn, và trong quá trình sản xuất các hợp chất có mùi khó chịu. Buổi sáng là thời gian khi bạn có mùi hôi nhất, vì miệng của bạn đã được khô ráo suốt cả đêm, làm cho vi khuẩn đủ thời gian để làm việc kỳ diệu hôi thối của họ.


Điều kiện y tế, chẳng hạn như khô miệng, tiểu đường, viêm dạ dày, nhiễm trùng ở họng, mũi hoặc phổi, gan và thận là nguyên nhân gây hôi miệng.

Xem thêm: 

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

4 động tác đơn giản phòng chống đột quỵ



Ngoài một lối sống lành mạnh và dinh dưỡng hợp lí, các động tác tự mát-xa dưới đây sẽ giúp những người có nguy cơ cao phòng chống được chứng đột quỵ khó lường.

Nắm tay phòng tràn máu não

 :

Nghiên cứu phát hiện, tràn máu não liên quan trực tiếp đến phương thức vận động, thói quen sinh hoạt của người bệnh, thiếu vận động thì thành mạch máu não phải rất yếu, dễ gây ra vỡ nứt, vì vậy người bệnh nên hoạt động dùng bằng tay trái nhiều, cách làm như sau: Mỗi sáng, trưa, tối nắm tay không 3 lần, mỗi lần nắm từ 400- 800 lượt.

Nhún vai phòng chống tắc nghẽn mạch máu não
Nhún vai có thể làm cho thần kinh, huyết quản và cơ bắp phần vai có thể thư giãn, hoạt huyết thông mạch, để cung cấp động lực cho lưu lượng máu ở động mạch cổ lưu thông vào não. Cách làm như sau: mỗi sáng tối nhún vai theo động tác lên xống, mỗi lần thực hiện 4-8 phút.

Lắc đầu phòng chống đột quỵ
Kết quả hình ảnh cho suy giam tri nho:

Chuyên gia phân tích từ thực tế là công nhân phun sơn rất ít phát sinh đột quỵ do khi làm việc, phần đầu và cổ chuyển động nhiều. Phần đầu chuyển động trước sau có thể gia tăng sức bền của mạch máu, có lợi trong việc phòng chống đột quỵ. Cách làm là: ngồi thẳng, thư giãn cơ bắp vùng cổ, sau đó chuyển động đầu theo hướng trước, sau, trái, phải, mỗi lần thực hiện 30-50 lần, tốc độ chậm, làm 3 lần mỗi ngày, người bị huyết áp thấp có thể nằm ngửa để tập.

Mát-xa phần cổ ít bị đột quỵ
Mát-xa phần cổ có thể thúc đẩy mạch máu, cơ vùng cổ thư giãn, giảm bớt cholesterol tích tụ, làm cho mạch máu hồi phục đồng thời cải thiện cung cấp máu cho não, phòng chống gây ra đột quỵ. Cách làm là: hai sau chà xát vào nhau cho nóng, mát xa hai bên trái phải của vùng cổ, tốc độ nhanh một chút, đến lúc da phần cổ đỏ lên là được.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Một số bệnh ở da do thiếu chất



Nếu chế độ ăn của bạn bị mất cân đối hoặc thiếu chất, có thể da sẽ bị tổn thương. Tùy theo chất bị thiếu mà có triệu chứng bệnh trên da hoặc kèm theo triệu chứng bệnh ở các cơ quan khác. Nhưng vấn đề khiến bạn phải thắc mắc muốn tìm câu trả lời, đó là: Tại sao chế độ ăn đầy đủ nhưng cơ thể vẫn bị thiếu chất?

Thiếu chất do ăn uống kém và do cơ thể hấp thu kém
Nhiều nghiên cứu cho biết: bình thường, đối với người khỏe mạnh, thì nguyên nhân thiếu chất chủ yếu do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng. Chẳng hạn bữa ăn thiếu thịt, cá, trứng, sữa… bạn sẽ bị thiếu chất đạm. Bữa ăn ít hay không có dầu mỡ, bạn sẽ bị thiếu hụt hàm lượng chất béo. Đi nắng nhiều, làm việc lâu ngoài nắng mà không hoặc ít uống nước, bạn sẽ bị thiếu nước và một số muối khoáng. Bữa ăn thiếu rau và trái cây bạn dễ bị thiếu các loại vitamin…

 :

Ở một khía cạnh khác, khi bữa ăn hằng ngày vẫn đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng bạn vẫn bị thiếu chất, đó là do cơ thể của bạn không hấp thu được các chất dinh dưỡng nói chung hoặc một vài chất nói riêng. Những chất dễ bị thiếu và khi thiếu gây tổn thương trên da gồm: nước và muối khoáng, vitamin, đạm, béo.

Thiếu vitamin C gây xuất huyết trên da
Tình trạng thiếu vitamin C là rất phổ biến, trong đó hay gặp ở những đối tượng: người già trên 55 tuổi, người hút thuốc lá, nghiện rượu, người lao động nặng, ăn uống thiếu rau xanh và trái cây. Thiếu vitamin C dễ bị xuất huyết do tính kém bền vững của thành mạch máu, hay gặp xuất huyết ở dưới da và ở niêm mạc lợi răng. Vitamin C có vai trò ngăn ngừa vết nhăn trên da, nó tham gia tổng hợp chất collagen đệm cho da không bị xệ và nhăn, tránh cho da khỏi khô, tóc và móng bớt gãy, giòn.

Vitamin C cũng tham gia điều hòa sự tiết chất nhờn của tuyến nhờn trên da. Vitamin C còn giúp ngăn chặn sự tạo các vết đồi mồi trên da ở người lớn tuổi. Muốn tránh việc thiếu vitamin C, bạn cần ăn các thức ăn chứa nhiều chất này là rau xanh, trái cây như: rau ngót, rau đay, rau dền, súp lơ, rau cải, cà chua, chanh, cam, bưởi, dâu…

Thiếu vitamin và chất béo da khô tróc vảy
Vitamin A có vai trò quan trọng đối với mắt, đồng thời kích thích khả năng tái sinh tế bào da, chống lại sự lão hóa và sự teo đi của da khô; điều hòa sự bài tiết chất nhờn và ngăn chặn quá trình khô da, chống lại sự hình thành lớp sừng trên da, bảo vệ nhiễm sắc tố da chống lại hiệu ứng có hại của các tia tử ngoại… Thiếu vitamin A sẽ làm cho da bị ngứa, khô, tróc vảy, xù xì, các tuyến nhờn kém hoạt động, làm cứng da.

 :

Chống thiếu vitamin A bằng cách ăn các thức ăn có nhiều vitamin A như: gan cá, gan động vật, bơ, lòng đỏ trứng, cà chua, cà rốt, rau có màu xanh thẫm, khoai lang, bí đỏ, đu đủ, gấc…

Thiếu chất đạm da khô, tóc thưa
Chất đạm là thành phần chính của các tế bào cũng như các cấu trúc khác của cơ thể, nên khi thiếu chất đạm sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng. Nếu thiếu đạm trầm trọng sẽ mắc bệnh Kwashiorkor là suy dinh dưỡng thể phù và có rối loạn sắc tố da. Bệnh này thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Chế độ ăn có thể đầy đủ nhưng do cơ thể trẻ chưa đủ các loại men tiêu hóa nên không hấp thu được chất đạm mà bị suy dinh dưỡng do thiếu chất đạm.

Trẻ bị phù nề, kém ăn, tiêu chảy, mất cảm xúc, không tăng trưởng được. Đặc biệt da của bệnh nhi thay đổi màu, da rất khô, biểu bì tróc vảy mỏng với nhiều vết nhăn, kèm theo tóc rất thưa, mất màu sắc. Bệnh được cải thiện rất nhanh nếu trẻ được ăn uống đầy đủ chất nhất là chất đạm và điều trị suy dinh dưỡng tích cực.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Mách bạn cách chữa bệnh gai cột sống hiệu quả




Sau đây tôi sẽ chia sẻ cho các bạn biết một số điều bạn cần biết về bệnh gai cột sống cổ. Hiện nay đang là căn bệnh mà nhiều người mắc phải, nó gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt, hoạt động hằng ngày.


Nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống cổ có thể do: thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, do lớn tuổi, do chấn thương, do tính chất nghề nghiệp,... có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên bệnh nên bạn cần cẩn thận.

Vậy thì bệnh gai cột sống này có nguy hiểm không? Bệnh chỉ nguy hiểm khi đã phát hiện mà vẫn không chịu chữa bệnh, cứ để bệnh tiếp diễn sẽ gây nên những hậu quả đáng tiếc. Có thể kể đến là tàn phế, mất cảm giác, teo cơ,...

Bên cạnh uống thuốc chữa bệnh phù hợp thì bạn cũng nên có những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả như:

- Có chế độ ăn uống hợp lý: cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp, bổ sung canxi cho xương

- Tập các bài tập vật lý trị liệu hiệu quả: nếu không có thời gian đến các cơ sở y tế tập vật lý trị liệu, bạn có thể tập các bài tập yoga đơn giẩn, các bài tập thể dục tốt cho cột sống của bạn.


- Ngoài ra nên kết hợp với thuốc đông y chữa bệnh gai cột sống hiệu quả do các loại thuốc tây chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và gây ra các tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.

Nguồn:http://www.trigaicotsong.com/benh-gai-cot-song/bi-benh-gai-cot-song-co-nguy-hiem-khong-doi-voi-nguoi-benh.html

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Chăm sóc người bị tai biến mạch máu não



Đột quỵ hay còn có tên khác là tai biến mạch máu não (TBMMN) là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi dưỡng do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Khi thiếu máu lên não, các tế bào não sẽ không còn hoạt động và sẽ chết đi trong vài phút. Hậu quả là các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển sẽ ngưng hoạt động, dẫn tới yếu liệt, tê mất cảm giác nửa người, thậm chí hôn mê… Do vậy, chăm sóc sau đột quỵ là việc làm cực kì quan trọng giúp người bệnh có thể bình phục và phòng tránh tái phát.

Nguyên nhân gây đột quỵ
Mạch máu não bị tắc do mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch dày lên theo thời gian, làm hẹp lòng mạch; Xuất hiện cục máu đông di chuyển từ tim do tim bị bệnh loạn nhịp hoặc bệnh hẹp – hở van tim khiến máu ứ lại, đóng thành cục máu đông trong tim, sau đó chảy lên não làm kẹt lại gây tắc mạch máu não; Xuất huyết não (mạch máu bị vỡ làm chảy máu, chèn ép não bộ) và xuất huyết khoang dưới nhện (mạch máu bị phình rồi vỡ ra làm máu chảy vào khoang trống bao quanh não) cũng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Kết quả hình ảnh cho dot quy:

Cục máu đông làm tắc mạch máu não gây đột quỵ.
Người cao tuổi, người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, các bệnh mạch vành, van tim, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, béo phì-thừa cân, lười vận động… là những đối tượng dễ bị đột quỵ.

Nếu thấy người bệnh có dấu hiệu ngã thì cần đỡ họ ngay tránh để họ bị va đập, sau đó để bệnh nhân nằm nghiêng qua một bên, nếu có nôn thì móc hết đờm dãi khai thông đường thở. Sau đó đưa ngay đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt, không nên xoa dầu cao hay tự ý cho bệnh nhân dùng thuốc.

Giúp bệnh nhân phục hồi bằng chế độ ăn và tập luyện hợp lý



Cần cho bệnh nhân ăn đủ chất nhưng với một lượng thích hợp. Nên chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật (đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ) và đạm động vật (cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc…). Lượng protein cần giữ ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Chất béo nên giữ ở mức 25-30g/ngày. Bổ sung lượng vitamin và chất khoáng có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Bổ sung axit folic ít nhất 300mcg mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim bằng cách ăn các loại quả có vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, gạo…

Kết quả hình ảnh cho loai hat giau magie:

Thức ăn phải dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Cần phân bố đều 3-4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…; Giảm muối và nước. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói… Tránh tăng cân.

Cần đổi tư thế nằm của bệnh nhân mỗi giờ để chống loét. Xoa bóp bắp cơ, vận động các khớp tay và chân cho bệnh nhân để máu lưu thông và tránh cứng khớp, teo cơ. Tập vận động để giúp hồi phục nhanh. Sau khi xuất viện, tập vận động tại nhà hoặc có thầy thuốc chuyên khoa vật lý trị liệu hướng dẫn. Cố gắng cho bệnh nhân tự làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày với sự trợ giúp của thân nhân để có thể hồi phục sớm. Và đặc biệt, bệnh nhân cần uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Cách giúp người cao tuổi không bệnh tật trong ngày hè



Thế giới sinh vật, động vật và con người luôn luôn hoạt động và phát triển đều chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết rõ rệt. Ở người, ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết khác nhau giữa người trẻ và người cao tuổi (NCT) do đặc điểm sinh học theo từng lứa tuổi. Mất nước, kiệt sức vì nắng nóng là những triệu chứng thường gặp trong ngày hè nóng nực, đặc biệt ở NCT. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa được những nguy cơ này?

Tác hại của nắng nóng đối với NCT

Ánh nắng mặt trời về mùa hè và sức nóng là hai tác nhân vật lý có thể gây tác hại lớn đối với người cao tuổi như say nắng, say nóng do khả năng thích ứng với các biến đổi của thời tiết kém. Ở NCT, khả năng điều hòa thân nhiệt kém nên thân nhiệt vẫn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài. Nhiều người quan niệm, mất nước chỉ xảy ra khi bị đi ngoài, nôn. Nhưng thực tế, đi dưới cái nắng hầm hập trên 40 độ C ngoài trời, lượng nước trong cơ thể bị “bốc hơi” nhanh qua mồ hôi. 

Kết quả hình ảnh cho nang nong:

Trong cơ thể con người, nước chiếm khoảng 60% trọng lượng cơ thể, là thành phần dễ thay đổi và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Với 3 triệu tuyến mồ hôi trên khắp cơ thể, trong điều kiện thời tiết nóng kéo dài, mồ hôi tiết ra quá nhiều dẫn đến tình trạng cơ thể rất dễ bị thiếu nước. Ở NCT, các tế bào ở vùng hạ đồi bị lão hóa, không còn phản ứng với tình trạng thiếu nước. Vì vậy, NCT không có (hay ít có) cảm giác khát nên không thấy cần uống nước. Theo kết quả nghiên cứu, khi khát, những người trẻ tuổi phải uống trung bình hơn 1.000ml nước trong 90 phút mới hết khát; trong khi những NCT chỉ uống hơn 200ml trong cùng thời gian.

Tuy không có cảm giác khát nhưng cơ thể NCT vẫn rất cần nước. Mặt khác, NCT thường ngại uống nước vì sợ phải đi tiểu nhiều. Khi bị mất nhiều nước, họ cũng không uống nước để bù lại như người trẻ. Thiếu nước trở thành nguyên nhân gây ra một số bệnh lý ở mức độ từ nhẹ đến nặng, gồm: mệt mỏi, táo bón, tiểu khó, chóng mặt, nặng thì lơ mơ giảm tri giác, thậm chí dễ có nguy cơ bị trụy mạch và tử vong hơn người trẻ.

Làm gì để phòng thiếu nước khi nắng nóng?

 :

Uống đủ lượng nước hàng ngày (khoảng 1,5 – 2 lít tùy theo cân nặng), nên pha thêm khoảng 1/3 muỗng cà phê muối trong 1 lít nước (người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao cần tuân thủ chế độ dùng muối mỗi ngày). Việc bổ sung đủ nước sẽ giúp NCT khỏe khoắn, tỉnh táo, hoạt bát hơn. Uống nước vào buổi sáng và chiều, không uống sau 20 giờ dễ bị tiểu đêm và gây mất ngủ. Mùa hè, nên ăn nhiều rau, quả vừa dễ tiêu hóa vừa để cung cấp thêm nước, vitamin và muối khoáng. Bên cạnh đó, nên ăn những thức ăn mềm, loãng như các loại cháo, bún…

Mùa hè, NCT nên chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất vải thấm mồ hôi, nhẹ, sáng màu. Khi ra ngoài trời, cần đội mũ nón rộng vành, kính mát, đặc biệt, tránh đi ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10h – 17h là thời điểm nắng gắt nhất trong ngày.


Nhà ở luôn thoáng mát, sạch sẽ và để ít đồ đạc. Có cây xanh để che chắn ánh nắng và tạo cảm giác mát mẻ.

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Vệ sinh phòng hen suyễn cho bé

Đề phòng những yếu tố gây hen suyễn trong nhà, cha mẹ nên giảm số lượng đồ nội thất mềm và chăn quanh phòng bé càng nhiều càng tốt. Bởi vì những đồ vật này rất dễ bám bụi. Bé dị ứng với bụi có thể phát triển thành hen suyễn.
Những gợi ý vệ sinh khác cha mẹ cần lưu ý:
– Giữ phòng ngủ thoáng mát và thông gió tốt. Phòng ngủ của bé nên có cửa sổ thoáng khí.
– Giặt giũ ga giường, vỏ gối cho bé mỗi tuần một lần. Có thể dùng nước 60ºC để giặt.
 Kết quả hình ảnh cho bé
– Sử dụng máy hút bụi có bộ lọc chuyên dụng để vệ sinh phòng trong nhà, nhất là phòng ngủ của bé.
– Cho đồ chơi mềm, thậm chí cả vỏ gối của bé, vào trong các túi nilon, bỏ vào ngăn đá tủ lạnh trong vòng 24 tiếng để diệt bọ ve. Thực hiện mỗi tháng một lần.
– Có thể mua dung dịch chống gây dị ứng, xịt lên bề mặt đồ nội thất trong phòng bé.
Định nghĩa hen suyễn
Hen suyễn là tình trạng hẹp đường dẫn khí trong phổi. Thở khò khè xuất hiện khi không khí đi qua đường dẫn hẹp.
Nguyên nhân
Rất khó để chẩn đoán nguyên nhân chính xác của hen suyễn. Nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển hen suyễn ở bé gồm: bé sinh non, bé bú bình thay vì bú mẹ, cha mẹ hút thuốc… Những yếu tố gây dị ứng ngoài môi trường làm phát triển hen suyễn: phấn hoa, vi trùng trong bụi, vật nuôi, khói…; nhiễm virus chẳng hạn như cảm lạnh hay cảm cúm; một số loại thuốc chẳng hạn như ibuprofen; vận động quá mức.
Nhận biết bé bị hen suyễn
– Khò khè khi thở ra.
– Ho lâu ngày, ho nặng hơn vào ban đêm.
– Khó thở ở bé mới biết đi.
– Thở khò khè hoặc ho sau khi hoạt động thể chất.
Tốt nhất là nên đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán xem bé có mắc hen suyễn hay không.
Điều cha mẹ nên làm
Nếu con bạn phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hoặc hen suyễn nặng hơn thì bạn nên đưa bé đi khám gấp. Dấu hiệu cho thấy bệnh nặng gồm:
– Con bạn khó thở hoặc cực kỳ khó thở.
– Có ít hoặc không có cải thiện với thuốc xịt (hít) chống hen hàng ngày của bé.
– Đôi môi chuyển sang màu trắng hoặc xanh.
– Sức khỏe xấu đi nhanh chóng.
Điều trị
Chưa có cách nào chữa dứt hen suyễn nhưng có nhiều cách để điều trị các triệu chứng. Dùng thuốc xịt hay máy hít là cách điều trị tiêu chuẩn và hiệu quả hiện nay. Một nửa số bé bị hen có thể khỏi bệnh khi tới tuổi trưởng thành.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Những tác dụng cực tốt cho sức khỏe của cây rau sam

Rau sam là loại rau đã quá quen thuộc với chúng ta nhưng không phải ai cũng biết tác dụng của đối với sức khỏe con người.Sau đây là một số tác dụng cực tốt của loại rau này.Mọi người cùng chú ý nhé :
Kết quả hình ảnh cho rau sam:
Khi bạn bị thương, chỉ cần dùng lá rau sam giã nhỏ và đắp lên vết thương sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn. Lá của rau sam giúp thúc đẩy quá trình hình thành da non. Đối với những vết nhẹ, các chấn thương ở xương có thể lấy nước chắt rau sam thoa lên vết thương, đắp lá tươi giã nhuyễn hoặc sắc lấy nước đặc để uống.
Phòng ngừa bệnh tim mạch
Trong Đông y, rau sam có vị chua, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt và giải độc. Với hàm lượng kali và acid omega3 trong rau sam tương đối cao, cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, sẽ giúp huyết áp được ổn định.
Tác dụng diệt khuẩn
Rau sam có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn gây lỵ, thương hàn, tụ khuẩn, ngoài ra còn có một số bệnh nấm.
Chống lão hóa
Rau sam rất giàu chất dinh dưỡng và các acid béo không no cùng nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng chống lão hóa cực tốt.
Kích thích co thắt cổ tử cung
Rau sam có tác dụng kích thích co dãn cổ tử cung. Tuy nhiên, chính vì lợi ích này nên rau sam không khuyến khích dùng cho phụ nữ có thai.
Chữa sỏi thận và các bệnh đường tiểu
Rau sam có công dụng giúp thông tiểu và lợi tiểu. Khi bị sỏi thận, bạn nên uống nước nấu lá sam và cố nhịn cho đến khi không nhịn được nữa hãy đi.
Kết quả hình ảnh cho rau sam:
Chữa bệnh nan y
Nhiều bệnh khó chữa như ung thư, đái đường, viêm gan, viêm thận… uống nước rau sam sẽ có tác dụng hiệu quả cực bất ngờ. Trong rau sam có chứa từ 3 đến 16% axit silic cùng các chất hàm chứa trong rau sam có khả năng chữa nhiều chứng bệnh nan y. Thực tế chứng minh rau sam có khả năng loại bỏ mầm mống những căn bệnh này.
Diệt giun sán
Thời gian uống mang lại hiệu quả nhất là buổi sáng, khi chưa ăn uống gì. Không nên dùng rau sam chữa khi đang bị tiêu chảy.Khi mắc sán xơ mít, tốt nhất nên dùng rau sam tươi sắc lấy nước đặc. Sau đó hòa nước sam với một ít giấm và muối để uống.

Nguồn: Trigaicotsong.com

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

cháo óc heo

giàu đạm, chất béo, canxi, phospho, vitamin B1,B2, PP… giúp cho trẻ tăng trưởng tốt. Đậu Hà Lan giàu muối khoáng và vitamin B1, vì thế, có khả năng giúp sự chuyển hóa các thức ăn có chất xơ giúp phòng chống táo bón.
Nguyên liệu chế biến:
Bột gạo dinh dưỡng  20g (3 muỗng canh)
Óc heo 20g (1muỗng canh)
Cà rốt cắt nhỏ 10g (1 muỗng canh)
Đậu Hà Lan cắt nhỏ 10g (1muỗng canh)
Dầu ăn tinh luyện 5g ( 1 muỗng canh)
Nước 200ml ( 1chén )
Dinh dưỡng trên 1 khẩu phần
% giá trị
dinh dưỡng
trong ngày
 Lượng
260
 Calo (Kcal)
184,25
 Chất Đạm (g)
5,37
12%
 Chất Béo (g)
7.15
 35%
 Chất Đường (g)
24,59
 53%
 Canxi (mg)
63,20
 Chất Sắt (mg)
2.86
 Iốt (mcg)
511
 Chế biến:
Nấu chín cà rốt đậu hà lan, óc heo nhấc xuống để còn ấm pha bột vào từ từ, cho dầu vào sau cùng
Mách bạn:
Chọn đậu Hà Lan tước chỉ 2 bên, cắt nhỏ nấu chín sẽ mềm nhanh (không nên chọn đậu già, hạt to). Óc heo có mùi tanh cần phải rửa và làm sạch các chỉ máu bao bọc bằng tăm tre chẻ 1 đầu. Đem hấp chín khử mùi bằng 1 lát gừng mỏng trước khi nấu.
Bạn có biết:
Óc heo giàu đạm, chất béo, canxi, phospho, vitamin B1,B2, PP… giúp cho trẻ tăng trưởng tốt. Đậu Hà Lan giàu muối khoáng và vitamin B1, vì thế, có khả năng giúp sự chuyển hóa các thức ăn có chất xơ giúp phòng chống táo bón.